Vệ tinh không còn sử dụng Quỹ đạo địa đồng bộ

Hình ảnh mô phỏng mảnh vụn không gian do máy tính tạo ra: hiển thị hai trường mảnh vụn quanh không gian địa đồng bộ và quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.

Các vệ tinh địa đồng bộ cần có giữ trạm để ổn định vị trí. Còn một khi hết nhiên liệu đẩy và không còn hữu ích, vệ tinh được chuyển lên quỹ đạo tha ma cao hơn. Việc hủy quỹ đạo của vệ tinh là không khả thi vì tốn nhiều nhiên liệu hơn so với việc chỉ nới quỹ đạo lên cao một chút. Thực tế này cộng với lực cản không đáng kể của khí quyển khiến vệ tinh GSO có thể tồn tại hàng ngàn năm trên quỹ đạo.[30]

Quá trình kết thúc càng lúc càng được quy định cao hơn và các vệ tinh phải có 90% cơ hội di chuyển hơn 200 km ở ngoài vành đai địa tĩnh vào cuối đời.[31]

Mảnh vụn không gian

Các mảnh vụn không gian trong quỹ đạo địa đồng bộ thường có tốc độ va chạm thấp hơn tại quỹ đạo Trái Đất tầm thấp LEO do hầu hết các vệ tinh của quỹ đạo GSO nằm trong cùng một mặt phẳng, độ cao và tốc độ; tuy nhiên, sự hiện diện của các vệ tinh trong quỹ đạo lệch tâm cho phép va chạm ở mức tối đa 4 km/s. Mặc dù tương đối khó xảy ra va chạm, các vệ tinh GSO chỉ có khả năng hạn chế để tránh được bất kỳ mảnh vụn nào.[32]

Các mảnh vỡ có đường kính nhỏ hơn 10 cm không thể nhìn thấy từ Trái Đất, gây khó khăn cho việc đánh giá mức độ phổ biến của chúng.[33]

Bất chấp những nỗ lực để giảm thiểu rủi ro, các vụ va chạm trên không gian vẫn xảy ra. Ngày 11 tháng 8 năm 1993, vệ tinh viễn thông Olympus-1 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã bị một thiên thạch đập vào và phải chuyển lên quỹ đạo tha ma. Năm 2006, vệ tinh liên lạc Express-AM11 của Nga đã bị một vật thể không rõ đụng phải và mất hoạt động,[34] mặc dù các kỹ sư điều khiển có đủ thời gian để đưa vệ tinh vào quỹ đạo tha ma. Năm 2017, cả AMC-9 và Telkom-1 đã bị vỡ hỏng mà không rõ nguyên nhân.[33][35][36]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quỹ đạo địa đồng bộ http://www.americaspace.com/2013/10/18/sirius-risi... http://www.arianespace.com/launch-services-ariane5... http://v3.espacenet.com/textdoc?DB=EPODOC&IDX=US51... http://spaceflight101.com/amc-9-satellite-anomaly-... http://www.spaceref.com/news/viewsr.html?pid=20320 http://adsabs.harvard.edu/abs/1997bify.book.....B http://adsabs.harvard.edu/abs/1999smad.book.....W http://web.mit.edu/m-i-t/science_fiction/jenkins/j... http://www.niac.usra.edu/files/studies/final_repor... http://www2.jpl.nasa.gov/basics/bsf5-1.php